Mẹ trẻ tiết lộ bí quyết chế biến ăn dặm kiểu Nhật vừa ngon vừa đẹp mắt
Những bữa ăn dặm chị Tịnh Nguyên làm cho con không chỉ chứa đựng tình cảm của một người mẹ mà còn là khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng mà chị tâm huyết dành cho con.Xem thêm:
Thực đơn cho bé ăn dặm 5 tháng
Chị Tịnh Nguyên là một người mẹ trẻ bận rộn với công việc làm quản lý Marketing cho chuỗi thời trang của gia đình nhưng không vì thế, nhiệm vụ chăm con của chị bị xao lãng. Ngược lại, dù bận đến đâu, chị Tịnh Nguyên vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để chơi với con, nấu cho con những món ngon bởi theo chị, trẻ không chỉ ăn no, mà còn học cách ăn, học được nhiều điều thú vị của cuộc sống và đặc biệt là hình thành tính cách, thói quen ngay trong những bữa ăn.Chị Tịnh Nguyên bên con trai của mình. (Ảnh NVCC)
Cùng trò chuyện với người mẹ trẻ đảm đang này để có thêm kinh nghiệm cho con ăn dặm:
- Chào chị, chị bắt đầu cho con ăn dặm từ tháng thứ mấy?
- Bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng. Trước khi bé ăn dặm thì mình tìm hiểu những kiến thức căn bản, ưu và nhược điểm 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay để lựa chọn một phương pháp ăn dặm thích hợp cho cả mẹ và bé. Mình mua sách về đọc, đọc các bài viết trong group ăn dặm và học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước. Mình cũng lựa chọn và mua một vài dụng cụ chế biến, máy xay, ghế ăn dặm, yếm và chén bát thìa cốc ăn dặm phù hợp với bé.
- Thời gian đầu cho con ăn dặm, chị có gặp khó khăn gì không?
- Ăn dặm kiểu Nhật khá cầu kì cho việc chuẩn bị và chế biến thức ăn nên thời gian đầu chưa quen tay mình mất khá nhiều thời gian. Sau đó rút được kinh nghiệm thì việc chế biến cho bé diễn ra tầm 45-60p. Hiện tại bé đang ăn ngày 2 bữa lúc 10h/ 10h30 sáng và chiều thì 5h30/6h. Nếu buổi sáng bé ăn ít thì sau khi thức dậy buổi trưa mình sẽ cho bé ăn thêm hoa quả, sữa chua, pudding hoặc vài loại bánh đơn giản do mình tự làm.
Chị cảm thấy ăn dặm kiểu Nhật hợp với tính cách của con nhất. (Ảnh NVCC)
- Chị thấy ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì?
- Mình quyết định chọn phương pháp này vì thấy được nhiều ưu điểm của nó như là bé cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn, có khả năng ăn thô sớm và được ăn nhạt. Ngoài ra bé còn ngồi ghế ăn không tivi, ipad, không bế rong... Tuy nhiên đối với những tuần wonder weeks hoặc mọc răng mình sẽ linh hoạt đổi phương pháp cho bé. Ví dụ như là cho bé ăn BLW để bé khám phá thay vì ăn hoặc ăn dặm puree vì lúc bé đau răng rất lười nhai.
- Theo chị sai lầm của các mẹ khiến con lười ăn là gì?
- Thứ nhất do bé bị ép ăn quá nhiều dẫn đến sợ đồ ăn và không thích thú với việc ăn uống, khám phá thức ăn. Mẹ nên để trẻ ăn theo nhu cầu được quyền quyết định món ăn, số lượng ăn, không nên dụ trẻ ăn bằng cách cho trẻ xem tivi, bế rong sang nhà hàng xóm vừa ăn vừa chơi. Việc làm như vậy sẽ khiến trẻ không tập trung ăn uống và coi thường bữa ăn.
Bên cạnh đó thì có thể thức ăn mỗi ngày cho bé không được phong phú, chẳng hạn như bé nhà mình nếu cứ ăn cháo liên tục 3 bữa thì sẽ không hào hứng khi ăn nữa. Thứ ba mẹ nên chú ý tăng độ thô phù hợp với từng giai đoạn của bé. Ví dụ như là cháo giai đoạn đầu (5-6 tháng) nấu tỉ lệ 1: 10. Giai đoạn 2 ( 7-8 tháng) với tỉ lệ 1:7. Giai đoạn 3 (9-11 tháng) là 1:5. Giai đoạn 4 (12-18 tháng) là 1:3 (cơm nát).
Cuối cùng là nhiều mẹ tin rằng hầm xương nấu cháo sẽ khiến cháo chứa nhiều canxi, tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nước hầm từ xương không chứa nhiều canxi như mẹ nghĩ ngược lại nó chỉ chứa nhiều chất béo khiến bé đầy bụng lâu tiêu dẫn đến tình trạng không thèm ăn của bé.
Bé rất thích thú khi được ngồi vào bàn và chờ đón bữa ăn của mẹ nấu. (Ảnh NVCC)
- Chị có bí quyết gì giúp con ăn ngoan và hào hứng với những món mẹ nấu?
- Mình cố gắng chế biến nhiều món khác nhau và thực đơn không lặp lại quá nhiều lần trong tuần vì có thể gây ngán cho bé. Ví dụ như mình không chỉ cho bé ăn cháo mà còn có thể cho bé ăn yến mạch, udon, somen (không muối), soup. Khi hầm cháo cho bé mình sẽ kết hợp thêm các loại đậu (đậu xanh, hạt sen, đậu lăng, quinoa hoặc kê) vừa tạo mùi thơm ngon vừa chứa nhiều dưỡng chất hơn. Mình còn làm ruốc cá, ruốc tôm tạo gia vị tự nhiên cho bé.
Mình cũng kết hợp những loại thực phẩm có vị ngọt với thực phẩm có vị nhạt hoặc tanh để tạo độ ngon ngọt cho món ăn. Ví dụ như là mình có thể hấp đậu hũ non ăn kèm với sốt bí đỏ hoặc cà chua. Cá có vị tanh thì mình kết hợp với sốt bơ sữa hoặc sốt kem bắp. Đa số các bé thường không thích ăn rau riêng thì mình có thể làm các món giấu rau cho bé như chả yến mạch trộn rau, gà viên trộn rau, bí đỏ nhồi rau thịt. Điều này khiến bé dễ ăn hơn và vẫn cảm nhận được mùi vị riêng biệt của từng loại thức ăn.
Mình cũng không có khái niệm ép con ăn, đối với mình bé dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là thức ăn nên không đặt mục tiêu con phải ăn hết bao nhiêu gram. Khi ăn mình cũng hay trò chuyện tạo không khí vui vẻ với con kể cả lúc bé ăn ít.
Bé luôn coi bữa ăn như một bài học ý nghĩa. (Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
- Để con ăn ngon, mẹ cần chú ý gì khi chế biến?
- Khi chế biến mẹ không nên xào nấu chế biến quá lâu làm mất chất dinh dưỡng trong thức ăn. Mẹ cũng nên cân bằng 4 nhóm thực phẩm trong 1 bữa ăn. Bên cạnh đó có rất nhiều mẹ vẫn nêm gia vị mắm muối, đường vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi. Theo Gill Rapley & Tracey Murkett (tác giả của cuốn Baby-led Weaning) bé dưới 1 tuổi không nên ăn quá 1g muối/ngày (0,4g natri) vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện để xử lý muối và quá nhiều muối gây các chứng bệnh nghiêm trọng như biếng ăn, hư thận, còi xương.
Đường không chứa bất kì chất dinh dưỡng chính yếu nào vì vậy nó chỉ cung cấp “calo trống”. Đường còn gây tác động xấu đến răng- ngay cả trước thời kì mọc răng. Muối đã có sẵn trong thức ăn hằng ngày của bé nên mẹ không cần phải nêm nếm thêm muối.
- Cảm ơn chị đã chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức ăn dặm hữu ích.
Tham khảo thực đơn ăn dặm đa dạng các món ăn của chị Tịnh Nguyên dành cho con:
Thay bằng nêm muối, chị Hà dùng nước tương lên men tự nhiên tách muối của Nhật và hạt nêm tự làm bằng tôm + ...
Trong thời kỳ ăn dặm, chị Loan (Hòa Bình) không chỉ cho con ăn những món cháo thông thường. Mỗi tuần chị cho con ăn ...
Nhận xét
Đăng nhận xét